Luật Công Bằng Tài Chính – Lý Do Chelsea Lách Luật Thành Công

Luật công bằng tài chính – Chủ đề luôn được bàn tán xôn xao trong mỗi mùa chuyển nhượng cầu thủ. Cakhia TV sẽ giải thích cho bạn tại sao Manchester City lại bị xử phạt về điều luật này mà Chelsea lại không hề bị dính líu.

Tìm hiểu chung về luật công bằng tài chính

Trong bộ môn thể thao vua, luật công bằng tài chính như một công cụ tạo sự công bằng trong quản lý kinh tế của câu lạc bộ. Để hiểu hơn về chủ đề này, bạn cần đọc tin tức chuyển nhượng trong mùa bóng đá nhiều hơn hoặc theo dõi phân tích sau của Cakhia tv.

Thế nào là luật công bằng tài chính?

Dành cho những ai chưa biết, luật công bằng tài chính gọi theo thuật ngữ quốc tế là Financial Fair Play – FFP. Quy tắc này được đưa ra bởi UEFA – Liên đoàn bóng đá châu Âu vào năm 2011 để kiểm soát mặt tài chính của câu lạc bộ nói chung và cầu thủ nói riêng.

Điều luật này được đưa ra với mục đích đảm bảo sự cân bằng kinh tế giữa các câu lạc bộ châu Âu. Từ đó sẽ giảm thiểu được sự mất cân bằng do sự quyền lực và giàu có về mặt kinh tế của những câu lạc bộ bóng đá lớn. Những điều khoản cơ bản trong bộ luật này là;

  • Các CLB bóng đá cần phải tiết lộ giá trị tài chính, chuyển nhượng và hoa hồng,… trong từng mùa.
  • CLB nào thua lỗ từ 100 triệu Euro sẽ bị đưa vào danh sách báo động. Tức là các CLB phải cung cấp và đảm bảo kinh tế lại.
  • Trừng phạt thẳng tay những câu lạc bộ cố tình vi phạm bộ luật này.

Năm 2022, bộ luật công bằng tài chính được cập nhật ở nội dung tổng giá trị chuyển nhượng, đại lý cầu thủ, hoa hồng,… không vượt quá 70%. Con số này được tính trong tổng doanh thu của cả mùa giải để ngăn chặn các đội bóng chi quá nhiều tiền để mua bán và trả hầu bao cho cầu thủ.

cong-bang-tai-chinh-tim-hieu
Thông tin mới cập nhật về luật công bằng tài chính của UEFA

Tác dụng

Chức năng lớn nhất của luật công bằng tài chính là xây dựng nên môi trường bóng đá cạnh tranh công bằng, minh bạch trên toàn thị trường châu Âu. Đồng thời để đảm bảo được các CLB sẽ không đầu tư, chi trả những số tiền vượt tầm doanh thu. Tác dụng tiếp theo là để ngăn chặn các đội bóng dùng nguồn tài chính không bền vững để mua bán cầu thủ và tạo sự chênh lệch lớn giữa các đội.

Hình phạt

Đối với những CLB cố tình vi phạm luật công bằng tài chính, UEFA đã đưa ra những hình phạt cụ thể. Có thể kể đến một số lệnh cấm như sau:

  • Từ bác bỏ quyền tham gia các giải bóng đá lớn tại châu Âu.
  • Giảm số lượng cầu thủ đăng ký thi đấu và tiền lương của các cầu thủ sẽ bị giới hạn.
  • Chính CLB sẽ bị giám sát và quản lý chi tiêu trong các mùa chuyển nhượng.
XEM THÊM:  Copa America Và Những Giờ Phút Giải Trí Thú Vị Tại Cakhia TV

Giới hạn trong luật công bằng tài chính

Bên cạnh những lợi ích mà luật công bằng tài chính đem lại thì cũng tồn tại hạn chế nhất định. Đối với những đội bóng giàu có sẽ tăng doanh thu bằng cách tận dụng các hợp đồng quảng cáo và thương mại. Từ đây, CLB có quyền được chi những khoản tiền lớn hơn nhưng vẫn không bị tính là vi phạm pháp luật.

Lý do Manchester City vi phạm luật công bằng tài chính

Đội bóng áo xanh Manchester City đã bị UEFA xử phạt do đã vi phạm những quy tắc trong luật công bằng tài chính của CLB. Qua sự việc này, đội bóng đã phải nhận những hậu quả đáng kể bởi những hình phạt chặt chẽ do UEFA đưa ra.

Lý do bị phạt

Trong năm 2014, Manchester City vi phạm bộ luật FFP do đã chi tiêu vượt quá so với thu nhập của câu lạc bộ. Bởi trong bộ luật này yêu cầu CLB không được chi tiêu nhiều hơn nguồn thu nhập chung trong một thời gian nhất định.

mc-la-doi-bong-da-vi-pham-ffp-vao-nam-2014
MC là đội bóng đã vi phạm FFP vào năm 2014

Hình thức xử phạt

Thời điểm đó, Manchester City đã bị UEFA phạt khoản tiền 48.8 triệu bảng Anh. Tiếp theo là CLB bị giới hạn mức độ chi tiêu cho mùa chuyển nhượng tiếp theo là 48.8 triệu bảng và mùa sau không được gia tăng quỹ lương. Thay vì được đưa 25 cầu thủ đá Cúp C1 thì chỉ được giới hạn đăng ký 21 cầu thủ.

Tại sao Chelsea không vi phạm luật công bằng tài chính?

Trong mùa giải năm 2022 – 2023, Chelsea đã mua tất cả 14 cầu thủ với mức tài chính siêu khủng và bị cả thị trường đánh giá là “điên rồ”. Tuy nhiên, The Blues vẫn không bị sờ gáy bởi những lý do như:

  • Giải đấu Premier League cho phép đội bóng này lỗ 35 triệu bảng trong mỗi mùa vì doanh thu của các CLB đang bị ảnh hưởng sau Covid-19.
  • Chelsea đã thanh toán tất cả các khoản nợ nần còn lại dưới thời của tỷ phú Nga. Đây là điều tạo nên sự lợi thế lớn cho đội bóng về mặt chi tiêu.
  • Thanh lý nhiều cầu thủ đã không còn trong kế hoạch thi đấu để tăng doanh thu, hỗ trợ tiền bạc cho những bản hợp đồng khác,…
ly-do-chelsea-mua-nhieu-cau-thu-nhung-van-can-bang-kinh-te
Lý do Chelsea mua nhiều cầu thủ nhưng vẫn cân bằng kinh tế

Kết luận

Những thông tin chi tiết về luật công bằng tài chính của UEFA châu Âu đã được Cakhia TV phân tích tường tận trên đây. Trước thềm một mùa chuyển nhượng hè sắp diễn ra, bạn hãy đọc thêm nhiều tin tức về các hợp đồng mua bán cầu thủ để biết CLB nào sẽ vi phạm bộ luật FFP trong năm nay.

Viết một bình luận